Hướng dẫn bày trí bàn thờ gia tiên khi chuyển nhà

0

Trong quan niệm của người Việt, bàn thờ gia tiên có ý nghĩa rất quan trọng và vô cùng thiêng liêng. Hầu như mỗi gia đình đều lập bàn thờ gia tiên, thắp hương hàng ngày để tỏ lòng biết ơn đối với ông bà tổ tiên.

Theo phong thủy, bàn thờ gia tiên cần được bố trí theo các nguyên tắc nhất định chứ không thể bày trí tùy tiện được. Vậy cách bày trí bàn thờ gia tiên như thế nào?

Xem thêm:

Trong bài viết này Phapluat24h.vn sẽ hướng dẫn bạn cách bố trí bàn thờ gia tiên, đặc biệt là khi chuyển nhà. Mời mọi người cùng theo dõi bài viết!

Ý nghĩa bàn thờ gia tiên

Ý nghĩa bàn thờ gia tiên
Ý nghĩa bàn thờ gia tiên

Thờ cúng tổ tiên, ông bàphong tục, truyền thống tốt đẹp lâu đời của người dân Việt Nam. Nó thể hiện lòng thành kính, uống nước nhớ nguồn của con cháu với ông bà, tổ tiên.

Dân gian cho rằng bàn thờ là nơi để gia đình, con cháu giao lưu, gửi gắm những tâm niệm, những mong ước đối với ông bà đã khuất. Bàn thờ cũng là nơi để con cháu dâng hương khói, trái cây thơm ngon cho tổ tiên về hưởng lộc.

Trong những dịp lễ, ngày giỗ, ngày tết thì con cháu thường bày mâm cỗ khấn cầu ông bà cùng tham dự và đón nhận tấm lòng thành của con cháu. Do đó mọi người luôn chú trọng, cố gắng bày trí bàn thờ gia tiên đúng chuẩn.

Nguyên tắc cần nhớ khi bố trí bàn thờ gia tiên

Trong việc bày trí bàn thờ gia tiên bạn cần phải thực hiện theo các quy tắc sau:

  • Bàn thờ cần đặt ở chính giữa để tạo sự đối xứng, cân bằng với không gian ngôi nhà.
  • Nếu nhà lầu thì bạn tốt nhất nên đặt bàn thờ ở tầng một để gia đình thuận tiện chăm sóc, thắp hương và vệ sinh hàng ngày.
  • Bát hương nên đặt trước bài vị của tổ tiên. Khi cắm nhang bạn chỉ cắm 1 hoặc 3 cây nhang. Khi bát hương đầy thì bạn nên rút bớt chân nhang để bát hương thông thoáng hơn. Chân nhang đã rút bỏ không nên vứt lung tung mà hãy đốt.
  • Tùy theo kích thước bàn thờ mà bạn có thể đặt các vật dụng khác trên bàn thờ. Thông thường người ta sẽ bày trí thêm lọ hoa, đèn thờ, túi hương,…..
  • Trường hợp bạn đặt tượng Phật lên bàn thờ gia tiên thì cần đặt tượng Phật bên trái, bát hương nằm bên phải. Bài vị tổ tiên phải đặt thấp hơn tượng Phật để tránh gây mất cân bằng về yếu tố tâm linh và phong thủy.

Cách bày trí bàn thờ gia tiên

Cách bày trí bàn thờ gia tiên
Cách bày trí bàn thờ gia tiên

Hiểu được cách sắp xếp bàn thờ gia tiên rất quan trọng, nó sẽ giúp bạn bày trí bàn thờ hợp phong thủy hơn. Các trường hợp bạn cần sắp xếp lại bàn thờ gia tiên như sau:

  • Chuyển bàn thờ từ vị trí này đến vị trí khác trong nhà, hoặc chuyển bàn thờ từ nhà cũ đến nhà mới.
  • Lập bàn thờ mới cho ngôi nhà.

Để sắp xếp, bày trí bàn thờ đúng cách, hợp phong thủy bạn cần thực hiện như sau:

Khám thờ

Khám thờ thường có cửa đóng mở, bên trong là linh vị của tổ tiên. Vì vậy khám thờ rất quan trọng đối với mỗi gia đình. Do đó khám thờ thường được làm từ các loại gỗ quý và được trang trí các hoa văn cầu kỳ, bắt mắt. Về cách bày trí trên bàn thờ, khám thờ sẽ được đặt ở bên trong cùng sát với tường.

Ngai thờ

Ngai thờ
Ngai thờ

Ngai thờ còn có tên gọi khác là ỷ thờ, đây là vật được dùng để thay thế khám thờ. Bởi khám thờ có hoa văn cầu kỳ và nó thường được dùng ở những gia đình có gia phả lâu đời. 

Ngai thờ rất nhỏ gọn, bên trong nó chỉ đặt bài vị tượng trưng cho tổ tiên, ông bà. Chính vì vậy hiện nay người ta thường sử dụng ngai thờ nhỏ gọn thay cho khám thờ, giúp tiết kiệm chi phí và không gian.

Ảnh thờ

Ảnh thờ là hình ảnh chân dung của người đã mất. Ảnh thờ thường được bố trí theo nguyên tắc Nam tả Nữ hữu. Như vậy ảnh của người đàn ông sẽ được đặt bên trái, ảnh của người phụ nữ sẽ được đặt bên phải. Cách sắp xếp này được xét theo hướng chủ của bàn thờ, từ phía trong nhìn ra.

Đèn thái cực

Đèn thái cực tượng trưng cho ngôi Thái cực của Đức Chí Tôn. Đây là một khối đại linh quang, là khởi điểm của càn khôn vũ trụ và mỗi linh hồn là một điểm tiểu linh quang chiết ra từ khối đại linh quang.

Theo quan niệm dân gian thì đèn Thái cực phải luôn sáng. Do đó hiện nay mọi người thường dùng đèn điện thay vì đèn dầu.

Đèn Thái Cực thường được bố trí ở giữa bàn thờ, phía dưới chân khám thờ hoặc ngai thờ.

Bộ đỉnh hương

Vị trí bộ đỉnh hương
Vị trí bộ đỉnh hương

Bộ đỉnh hương gồm lư đồng được đặt ở trung tâm và 2 cây nến đồng hoặc hạc đồng được đặt ở 2 bên. Bộ đỉnh hương thường được dùng để đốt trầm hương vào các dịp lễ giỗ để không gian thờ trở nên trang nghiêm hơn. Bộ đỉnh hương có thì sẽ tăng tính thẩm mỹ còn không có cũng không sao nên nếu bàn thờ nhỏ thì bạn không cần bố trí đỉnh hương cũng được.

Bình hoa, mâm quả

Khi chưng bình hoa hoặc mâm quả trên bàn thờ bạn cần bố trí theo thứ tự từ ngoài nhìn vào là bình hoa nằm bên phải và mâm ngũ quả phải đặt bên trái.

Cặp chân nến

Cặp chân nến hay còn gọi là đèn lưỡng nghi, nó được dùng để đựng nến cây. Dân gian cho rằng Thái Cực sinh Lưỡng Nghi, chính vì vậy cần có cặp đèn Lưỡng Nghi đặt ở 2 bên góc ngoài bàn thờ.

Từ bên trong nhìn ra, chân nến bên trái sẽ tượng trưng cho mặt trời và chân nến bên phải sẽ tượng trưng cho mặt trăng.

Bát hương

Bát hương
Bát hương

Bát hương là một thành phần cực kỳ quan trọng và không thể thiếu trên bàn thờ. Bát hương là nơi để chúng ta thắp hương, tưởng nhớ ông bà, tổ tiên. 

Ngày xưa người ta thường dùng số lượng bát hương là số lẻ tượng trưng cho các đối tượng thờ cúng khác nhau. Hiện nay để tối giản mỗi gia đình chỉ sử dụng 1 bát hương để thờ cúng chung. Bát hương sẽ được đặt ở chính giữa bàn thờ.

Ba ly nước

Sau khi đã sắp xếp xong tất cả các đồ vật trên bàn thờ, tiếp theo bạn cần sắp xếp vị trí đặt 3 ly nước.

Thông thường chúng ta cần cúng rượu hoặc nước vào các dịp cúng kiếng, lễ giỗ. Ba ly nước này sẽ được đặt ở chính giữa, trước bát hương và phía ngoài cùng của bàn thờ.

Phapluat24h.vn vừa chia sẻ đến các bạn cách bày trí bàn thờ gia tiên khi chuyển nhà. Với những thông tin này chắc hẳn các bạn đã biết cách sắp xếp các vật dụng trên thờ đúng cách và hợp phong thủy. 

Nguồn: https://phapluat24h.info/tong-hop

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *